Mấu chốt SEO hiệu quả hiện nay tùy thuộc vào keyword bạn chọn. Nếu bạn lựa chọn keyword có nhiều người tìm kiếm và dự đoán được rằng người dùng keyword này sẽ có khả năng chốt đơn cao, bạn sẽ có cơ hội bán hàng hiệu quả với chi phí thấp nhất. Để làm được điều này, bạn cần biết đến công cụ phổ biến nhất hiện nay Google Keyword Planner.
GG Keyword Planner là gì? Cách sử dụng chúng để SEO hiệu quả nhất? Thích Rì Viu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Google Keyword Planner là gì?
Google Keyword Planner hỗ trợ cho các nhà quảng cáo có thể nghiên cứu từ khóa được người dùng tìm kiếm nhiều nhất, giúp họ đưa ra chiến lược SEO và quảng cáo Google Adwords một cách hợp lý hơn. Hầu như 95% các nhà quảng cáo hiện nay đều sử dụng qua công cụ này bởi sự uy tín cùng độ hiệu quả mà GG Keyword Planner có thể mang lại cho hiệu quả quảng cáo của các doanh nghiệp.
Google Keyword Planner cho phép người dùng nắm được số lượng người dùng trên thế giới tìm kiếm một từ khóa nào đó trong một tháng. Ngoài ra, nó cũng cho biết mức độ khó và cạnh tranh của các loại từ khóa này để giúp bạn quyết định có nên đầu tư cho từ khóa này hay không. Từ đó, các nhà quảng cáo có thể hoạch định chi phí một cách chính xác hơn dựa trên những từ khóa mà họ tin rằng có thể chạy quảng cáo hiệu quả với chi phí thấp nhất.
->Tham khảo: So sánh SEO và Google Adwords, hình thức nào mang lại hiệu quả lâu dài?
Công dụng của Google Keyword Planner
Google Keyword Planner rất quan trọng trong việc nghiên cứu bộ từ khóa để chạy chiến dịch quảng cáo cũng như là SEO, cụ thể:
- Giúp tạo lập chiến dịch quảng cáo hiệu quả trên Google: Google Keyword Planner cung cấp thông tin về số lượng lượt tìm kiếm hàng tháng cho từng từ khóa cụ thể. Điều này giúp nhà quảng cáo đánh giá được mức độ quan tâm của người dùng đối với các sản phẩm và dịch vụ mà họ đang kinh doanh. Dựa trên thông tin này, nhà quảng cáo có thể dễ dàng xác định được những từ khóa tiềm năng để tạo nội dung và thiết lập một chiến dịch quảng cáo từ khóa hiệu quả.
- Giúp xác định từ khóa cho chiến dịch quảng cáo: Google Keyword Planner cho phép người làm SEO tìm kiếm và nhà quảng cáo chọn lọc các từ khóa phù hợp cho chiến dịch quảng cáo. Công cụ này cung cấp dự đoán về mức độ cạnh tranh và chi phí cho từng từ khóa cụ thể, giúp nhà quảng cáo đưa ra những chiến lược sử dụng từ khóa một cách thông minh.
- Xuất bộ từ khóa: Một tính năng đáng chú ý của Google Keyword Planner có thể tải xuống toàn bộ dữ liệu của từ khóa. Điều này giúp cho nhà quảng cáo dễ dàng chọn lọc, phân tích và sử dụng toàn bộ dữ liệu về từ khóa cho việc nghiên cứu sau này mà không cần phải truy cập trực tiếp vào công cụ.
Cách sử dụng Google Keyword Planner để phân tích từ khóa
Google Keyword Planner có rất nhiều tính năng để các nhà quảng cáo sử dụng, bao gồm thống kê, phân tích và khảo sát. Vì vậy, để chúng ta dễ dàng sử dụng công cụ này, Thích Rì Viu xin hướng dẫn bạn cách sử dụng Google Keyword Planner đơn giản nhé!
Bước 1: Sở hữu tài khoản để đăng nhập sử dụng
– Hãy truy cập vào liên kết này: https://adwords.google.com/KeywordPlanner
– Chọn “Đăng Nhập” và sử dụng tài khoản Gmail của mình để đăng nhập sử dụng.
– Chuyển đổi sang tiếng Việt (nếu có nhu cầu) bằng thao tác sau: My Account (chuyển sang tab mới) >> Data & Personalization (góc trái) >> General preferences for the web (kéo xuống) >> Language >> chọn Vietnamese.
Bước 2: Cài đặt chiến dịch quảng cáo
Đây là phần quen thuộc cho các nhà quảng cáo sử dụng Google Adwords. Nếu bạn không có nhu cầu chạy quảng cáo, bạn có thể bỏ qua bước nhập giá quảng cáo, tên website và thông tin ngân hàng, nhập thông tin cơ bản và đến ngay với phần nghiên cứu từ khóa.
Bước 3: Nghiên cứu từ khóa
– Chọn Công cụ > Công cụ lập kế hoạch từ khóa ở góc trên
– Chọn “Tìm từ khóa mới” nếu bạn muốn nhận keyword tiềm năng cho Website của bạn, hoặc mở rộng vốn keyword cần chạy dựa trên keyword sẵn có.
– Chọn “Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm” nếu bạn muốn được cập nhật bảng dự báo từ khóa trong quá trình chạy quảng cáo, SEO.
->Tham khảo: Tổng hợp 20+ thuật ngữ trong Google Adwords
Bước 4: Nhập thông tin, hoàn tất bộ từ khóa
Nếu bạn chọn “Tìm từ khóa mới” ở bước 3, hãy làm theo các bước sau
Copy bộ từ khóa bạn cần research nếu bạn đã có bộ keyword đề xuất, hoặc bạn copy URL website vào nếu bạn muốn tìm kiếm keyword tiềm năng. Bước này Thích Rì Viu sẽ copy URL để tìm từ khóa tiềm năng cho website nhé.
Công cụ sẽ hiện ra hàng loạt từ khóa tiềm năng cùng các chỉ số lần lượt như số lần tìm kiếm, cạnh tranh, tỷ lệ hiển thị quảng cáo, giá đấu thầu (min-max)… Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh thời gian ở phía trên góc trái màn hình, giúp bạn theo dõi số liệu chính xác hơn.
– Bạn có thể lọc thêm các từ khóa thông qua bộ lọc đơn giản như hình dưới đây. Mỗi bộ lọc sẽ giúp bạn tạo nên những nhóm từ khóa (Ad Group) để bạn dễ quản lý từ khóa hơn trong cả SEO và chạy Google Adwords.
– Ngoài ra, ở phía bên trái màn hình có nút “Vị trí”, giúp bạn có thể Research Keyword theo vị trí địa lý nhằm tăng hiệu quả Local SEO hơn.
->Tham khảo: CPA là gì? Thông tin cần biết về Cost Per Action trong Marketing
Những công cụ nghiên cứu từ khóa khác ngoài Google Keyword Planner
Bên cạnh công cụ Google Keyword Planner, nhà quảng cáo có thể sử dụng các tool sau đây để tham khảo và nghiên cứu từ khóa từ nhiều nguồn hơn.
Ahrefs.com
Ahrefs.com cho phép phân tích từ khóa với mức phí rẻ nhất khoảng 100 USD/tháng. Đây là một trong những công cụ tiêu chuẩn, được không ít nhà quảng cáo sử dụng hiện nay.
Ahrefs giúp bạn tiếp cận nhiều thông tin chi tiết về từ khóa như:
– Độ khó của từ khóa: Tính theo lịch sử liên kết dẫn về các website đang top 10 tìm kiếm của Google. Từ khóa càng nhiều liên kết trên sẽ có độ khó càng cao. Bạn phải thực hiện số lượng liên kết dẫn về trang với từ khóa này nhiều hơn số lượng trên để có thể lọt vào top 10 Google.
– Lưu lượng tìm kiếm: Tính theo lượng tìm kiếm của người dùng với các từ khóa (tương tự như Google Keyword Planner).
– Tỷ lệ click trả tiền/tự nhiên: Chỉ số cho thấy từ khóa này có phải bỏ tiền để tăng hiệu quả quảng cáo không. Chỉ số càng cao tức bạn phải bỏ nhiều tiền hơn cho quảng cáo so với SEO thông thường.
– Tỷ lệ click / không click: Tỷ lệ này càng cao, từ khóa ấy càng có lượng chuyển đổi tốt, từ đó tạo tiền đề cho hy vọng “chốt đơn” thông qua các từ khóa này.
Đánh giá sơ bộ
– Ưu điểm: cung cấp số liệu chi tiết về từ khóa.
– Nhược điểm: chi phí cao
->Tham khảo: CPC là gì? Cách tối ưu hoá CPC cho chiến dịch quảng cáo
Keyword.io
Keyword.io cho phép bạn dùng miễn phí và trả phí. Nếu bạn chỉ có nhu cầu mở rộng lượng từ khóa, bạn có thể chỉ cần dùng miễn phí. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đầy đủ thông tin hơn như lượng tìm kiếm, tỷ lệ chuyển đổi…, bạn có thể bỏ ra tầm 30-50USD/tháng để theo dõi các số liệu trên.
Đánh giá sơ bộ:
– Ưu điểm: Có thể dùng miễn phí, mở rộng vốn từ khóa dễ dàng, có hỗ trợ từ khóa trên Youtube.
– Nhược điểm: Dùng miễn phí thì không theo dõi được chỉ số từ khóa, muốn tải list keyword phải đăng nhập mới được.
Keyword Shitter
Tương tự như Keyword.io, Keywordshitter.com có khả năng mở rộng vốn từ khóa cho nhà quảng cáo. Nhưng tool này có một số cải tiến đáng kể.
Đánh giá sơ bộ:
– Ưu điểm: Gợi ý những keyword chất, có thể tải list keyword không cần đăng nhập.
– Nhược điểm: Tool thao tác chậm, bắt đợi lâu.
Soovle
Đây là tool nghiên cứu từ khóa không chỉ trên platform Google mà còn cả trên Youtube, Yahoo, Bing… (riêng Amazon và Answer thì tool này chưa hỗ trợ tiếng Việt).
Đánh giá sơ bộ:
– Ưu điểm: Hoạt động nhanh, hỗ trợ đa dạng platform tìm kiếm.
– Nhược điểm: Chỉ cho ra 10 kết quả với mỗi platform tìm kiếm, từ khóa có dấu bị lỗi trên kết quả của Google.
Ubersuggest
Công cụ này giúp bạn có được dữ liệu nghiên cứu từ khóa từ Google Keyword Planner mà chẳng cần phải đăng ký tài khoản Adwords, rất phù hợp với những bạn copywriter đang cần viết bài chuẩn SEO.
Đánh giá sơ bộ
– Ưu điểm: Tải/copy thuận tiện, theo dõi đầy đủ các chỉ số liên quan mà không mất phí (độ khó, lượng tìm kiếm, giá thầu…)
– Nhược điểm: Kết quả từ khóa ít hơn so với Keyword.io
Google Search Console
Google không chỉ có Google Keyword Planner mà còn có cả Google Search Console. Công cụ này giúp bạn kiểm tra tình trạng từ khóa trên website của bạn có ổn không thông qua các chỉ số như Click, Impression, CTR, Rank (90 ngày qua)… Từ đó giúp bạn có chiến lược SEO tổng thể ổn hơn thông qua việc điều chỉnh bài viết và keyword cần đẩy mạnh.
Ưu điểm: Cung cấp thông tin đầy đủ, thậm chí chưa một công cụ nào có thể cung cấp được.
Nhược điểm: Phải có website để dùng công cụ này, không có khả năng mở rộng list keyword.
Google Trends
Đây không phải là công cụ phân tích từ khóa thông thường. Nó mang tính gợi ý xu hướng dựa trên từ khóa bạn cung cấp để bạn có ý tưởng triển khai nội dung hơn. Nếu bạn sử dụng tool này, bạn sẽ có idea viết bài dễ hơn là có được một list từ khóa hoàn chỉnh.
Đánh giá sơ bộ:
– Ưu điểm: Dễ tìm kiếm nội dung “bắt trend” theo từ khóa nhất định
– Nhược điểm: Khó sử dụng, khó cho ra list keyword tiềm năng.
Kết luận về Google Keyword Planner
Tuy có nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa, Google Keyword Planner vẫn là công cụ hàng đầu cho nhà quảng cáo với hàng loạt tính năng cùng sự tiện dụng trong giao diện công cụ. Nó cung cấp đầy đủ list từ khóa cùng các chỉ số cần thiết cho nhà quảng cáo tiện theo dõi. Không dừng lại ở đó, nó còn giúp phân chia list từ khóa theo không gian và thời gian để giúp nhà quảng cáo thực hiện Local SEO cũng như chạy quảng cáo theo địa lý, thời gian tối ưu hơn.
->Tham khảo: Top 30+ Công cụ SEO chuyên nghiệp dành cho Website tốt nhất năm 2023
Thích Rì Viu tin rằng qua bài viết này, bạn đã có thể nắm rõ về cách sử dụng công cụ Google Keyword Planner cho việc nghiên cứu từ khóa để chạy quảng cáo cũng như SEO. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế website, sử dụng dịch vụ SEO hoặc mua hosting thì đừng quên liên hệ ngay với Thích Rì Viu.
Đăng nhận xét