Đắc Nhân Tâm được xem là chân lý với nhiều người, những câu chữ, nguyên tắc trong cuốn sách đều mang lại một bài học giá trị khác nhau. Là chìa khóa giúp cho cuộc sống của họ trở nên hạnh phúc, thành công hơn. Nếu bạn chưa có cơ hội chiêm nghiệm qua những tinh hoa bên trong cuốn sách, vậy hãy dành chút ít thời gian để tham khảo bản tóm tắt nội dung sách đắc nhân tâm để xem sách đắc nhân tâm nói về gì, thuộc thể loại sách gì, có phù hợp với bạn hay không?
Nội dung sách Đắc Nhân Tâm không chỉ nằm trong khái niệm thu phục lòng người, làm cho mọi người xung quanh đều yêu mến mình. Mà nó có ý nghĩa cần thụ đắc được bản thân mình, thành thật với chính mình.
Bên cạnh đó, cần phải biết và quan tâm hơn đến mọi người xung quanh. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể nhìn thấu và khơi gợi được tiềm năng ẩn sâu bên trong họ. Thông qua đó, giúp họ phát triển tốt hơn, dần dần cũng nhận được sự tín nhiệm, chinh phục lòng người.
Để hiểu hơn về các nguyên tắc vàng của tác giả Dale Carnegie, hãy cùng Nhà sách Nhân Văn tìm hiểu nội dung sách Đắc Nhân Tâm thông qua bài viết sau đây.
Nội dung Đắc Nhân Tâm khá hay và thú vị
Nội dung cuốn sách Đắc Nhân Tâm
Nội dung sách Đắc Nhân Tâm được chia làm 4 phần chính. Mỗi phần đều chứa đựng những bài học sâu sắc và bí quyết thu phục lòng người khác biệt. Vì vậy khi đọc Đắc Nhân Tâm bạn sẽ không cảm thấy chán do nội dung bị trùng lặp, mà có thể học tính kiên nhẫn để lĩnh hội các thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
Phần 1: Nghệ thuật ứng xử cơ bản
Nội dung phần 1 của cuốn sách Đắc Nhân Tâm là những chia sẻ kinh nghiệm, lý luận và những lưu ý ứng xử trong các mối quan hệ:
Nguyên tắc 1: Không chỉ trích, không than phiền, không oán trách
Nguyên tắc 2: Chỉ trích ai đó thì không khó. Vượt qua cả sự phán xét ấy để cư xử rộng lượng mới là điều khiến chúng ta tự hào
Nguyên tắc 3: Khen ngợi và biết ơn người khác một cách chân thành
Nguyên tắc 4: Gợi cho người khác điều mà bạn muốn họ thực hiện
Phần 2: Sáu cách để tạo thiện cảm với người khác
Trong phần tiếp theo, nội dung sách Đắc Nhân Tâm muốn truyền tải là các nguyên tắc, phương thức giúp bạn nhận được sự tôn trọng, yêu mến của mọi người
Nguyên tắc 5: Thành thật quan tâm đến người khác
Nguyên tắc 6: Hãy mỉm cười
Nguyên tắc 7: Luôn ghi nhớ tên đối phương khi giao tiếp
Nguyên tắc 8: Biết lắng nghe và san sẻ với người khác về các vấn đề của họ
Nguyên tắc 9: Thu hút sự quan tâm của người khác bằng cách nói về điều họ quan tâm
Nguyên tắc 10: Chân thành cho người khác thấy họ thật sự quan trọng
Một phần trong nội dung sách Đắc Nhân Tâm
Phần 3: 12 nguyên tắc hướng người khác theo suy nghĩ của bạn
Trong tất cả các phần nội dung Đắc Nhân Tâm thì nhiều độc giả đánh giá phần 3 là phần thú vị, mang lại nhiều bài học nhất. Trong phần này, bạn sẽ nắm được các nguyên tắc, cách hướng suy nghĩ của người khác thuận theo suy nghĩ của mình, mà không có bất kỳ xung đột, tranh chấp nào:
Nguyên tắc 11: Cách giải quyết tranh cãi tốt nhất là đừng để nó xảy ra
Nguyên tắc 12: Tôn trọng ý kiến của người khác. Đừng sử dụng cách nói: Anh/Chị sai rồi.
Nguyên tắc 13: Nếu bạn sai thì hãy thẳng thắn thừa nhận sai lầm, không đổ lỗi, không ngụy biện
Nguyên tắc 14: Luôn bắt đầu bằng thái độ thân thiện
Nguyên tắc 15: Cần hỏi những câu khiến người khác trả lời “Vâng” ngay lập tức
Nguyên tắc 16: Để người khác cảm thấy họ là người được làm chủ trong cuộc trò chuyện
Nguyên tắc 17: Hãy để người đối diện tin rằng họ mới là người đưa ra ý tưởng đầu tiên
Nguyên tắc 18: Nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác
Nguyên tắc 19: Hãy đồng cảm với quan điểm của người khác
Nguyên tắc 20: Khơi gợi sự cao thương của người khác
Nguyên tắc 21: Trình bày vấn đề trực quan sinh động. Nếu ý kiến đưa ra được mô tả sinh động sẽ giúp người nghe cảm nhận được sự thấu hiểu, trí tuệ của bạn với vấn đề.
Nguyên tắc 22: Gợi dậy tinh thần vượt lên thử thách
Phần 4: Chuyển hóa người khác mà không có sự chống đối hay giận dỗi, oán hận
Thuyết phục một người đã khó, chuyển hóa một người còn khó hơn. Để chuyển hóa người đối diện thuận theo quan điểm, ý kiến của mình mà không gây ra bất kỳ tranh chấp hay sự giận dỗi, không cam tâm thì cần làm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay phần 4 sau đây để biết cuốn sách Đắc Nhân tâm nói về điều gì:
Nguyên tắc 23: Hãy bắt đầu câu chuyện bằng lời khen ngợi chân thành trước khi có ý định phê phán.
Nguyên tắc 24: Góp ý sai lầm của người khác bằng cách gián tiếp
Nguyên tắc 25: Cho người khác niềm tự hào bằng cách khen ngợi họ
Nguyên tắc 26: Xem xét bản thân mình trước khi phê phán người khác
Nguyên tắc 27: Gợi ý thay vì ra lệnh
Nguyên tắc 28: Tạo điều kiện để người khác sửa chữa lỗi lầm
Nguyên tắc 29: Phải giữ thể diện cho người đối diện
Nguyên tắc 30: Thật lòng khen ngợi sự thay đổi, tiến bộ của người khác dù là nhỏ nhất
Nguyên tắc 31: Khen ngợi khiến người nghe sống tốt hơn, nỗ lực hơn để xứng đáng với lời khen đó
Nguyên tắc 32: Tuyên dương người khác, khiến họ cảm thấy được tôn trọng, vui vẻ thực hiện những đề nghị của bạn
Ngoài các nội dung trên, trong Nội dung sách Đắc Nhân Tâm còn 2 phần phụ nhỏ giúp độc giả nắm bắt kiến thức sâu hơn và định hướng thực hành như thế nào.
Ai nên đọc nội dung Đắc Nhân Tâm
Nội dung sách Đắc Nhân Tâm liên quan đến các vấn đề xây dựng, cải thiện các mối quan hệ giữa người với người, là một điều cần thiết trong cuộc sống hằng ngày với bất cứ ai. Vì vậy cuốn sách này không hề kén chọn người đọc, ai cũng có thể xem và tích lũy thêm kinh nghiệm, bài học cho cuộc sống.
Qua phần giới thiệu và tóm tắt nội dung sách Đắc Nhân Tâm nói về điều gì, chắc hẳn đã giúp bạn hiểu hơn về những gì mà cuốn sách muốn truyền tải và cảm thận liệu cuốn sách này có phải là những gì mình đang cần không? Hãy dành chút thời gian đọc sách mỗi ngành sẽ giúp bạn thay đổi nhiều hơn về cả suy nghĩ và các mối quan hệ trong cuộc sống.
Đăng nhận xét